trungtamdaynghethanhxuan01@gmail.com

 

0987476688

Trang chủangle-rightTin tứcangle-right
Cách đọc bản vẽ điện công nghiệp đơn giản, dễ hiểu

Cách đọc bản vẽ điện công nghiệp đơn giản, dễ hiểu

Bài viết

angle-right
Báo Cáo Thực Tập
angle-right
Blog
angle-right
Chưa phân loại
angle-right
Cơ Hội Việc Làm
angle-right
HĐ Đoàn - Xã Hội
angle-right
Hồ Sơ - Thủ Tục
angle-right
Học Sinh Thành Đạt
angle-right
Liên Kết Đào Tạo
angle-right
Thông Báo Trung Tâm

Bạn đang gặp khó khăn khi xem, đọc bản vẽ điện công nghiệp? Ngay sau đây dạy nghề Thanh Xuân sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đọc bản vẽ điện công nghiệp vừa đơn giản lại dễ hiểu để có thể xem, hiểu và đọc các bản vẽ nhanh chóng, dễ dàng nhất nhé!

Bản vẽ mạch điện công nghiệp là gì?

Bản vẽ mạch điện công nghiệp hay bản vẽ điện công nghiệp là bản vẽ thiết kế mô tả chi tiết hệ thống mạch điện thông qua các ký hiệu.

Vậy nên để đọc hiểu được mạch điện công nghiệp bạn cần hiểu được các ký hiệu trên bản vẽ. Từ đó có thể nắm rõ các thông tin chức năng, cấu trúc lắp ráp và cách đấu dây cụ thể của mạch điện, để có thể thi công, lắp đặt hệ thống hiệu quả, an toàn.

Cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Để đọc hiểu sơ đồ mạch điện công nghiệp chúng ta cần hiểu về những ký hiệu trong mạch điện công nghiệp cơ bản.

Các ký hiệu trong mạch điện công nghiệp cơ bản

Các ký hiệu cơ bản trong bản vẽ điện công nghiệp được chia sẻ như bảng dưới đây:

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện

Cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Để đọc sơ đồ mạch điện chúng ta thực hiện theo chỉ dẫn sau:

  • Cách biểu diễn qua các mối quan hệ của các bộ phận, thiết bị điện trong sơ đồ. 
  • Xác định được nhiệm vụ của các thiết bị trong mạch điện và sử dụng đúng mục đích
  • Xác định chức năng, vai trò hoạt động của từng hệ mạch trong sơ đồ điện. Căn cứ vào sơ đồ mạch điện để xác định chức năng hoạt động của từng thiết bị và vai trò, hiệu suất của từng hệ mạch trong sơ đồ.

Các mạch điện công nghiệp cơ bản hiện nay

Dưới đây chúng ta cùng xem một số mạch điện đơn giản đang được dùng trong công nghiệp!

Mạch khởi động động cơ KĐB 3 pha dùng khởi động từ đơn

cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Đối với các mạch điện công nghiệp thông thường thì nguồn điện thường được chia làm 2: nguồn động lực dùng cho các thiết bị chính như động cơ, và nguồn điện điều khiển dùng cho các thiết bị đóng cắt và điều khiển.

Trong đó:

  • L1,L2,L3,N : là ký hiệu các pha điện của nguồn điện 3 pha
  • CB : cầu giao
  • Fuse : Cầu chì
  • K11 : khởi động từ
  • OLD : Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải

Đối với loại mạch điều khiển dùng để khởi động động cơ có dùng khởi động từ, thì trên nhìn từ trái qua phải chúng ta có:

  • Nút nhấn dạng duy trì (OFF) dùng để tắt động cơ
  • Công tắc thường mở (ON) dùng để bật động cơ chạy
  • Tiếp điểm thường mở khởi động từ (K12) dùng để duy trì trạng thái của công tắc ON
  • Cuộn hút khởi động từ (K11) dùng hút các tiếp điểm cơ khí của khởi động từ cấp điện cho động cơ,
  • Tiếp điểm rơ le nhiệt (OLR) dùng để ngắt mạch tắt tắt động cơ khi quá tải.

Mạch điện sử dụng nguồn điện 1 pha 220VAC hoặc dùng thiết bị nguồn nuôi 24VDC để đảm bảo an toàn, K11 được nối qua rơ le trung gian hoặc phải mua loại 24VDC.

Mạch điện mở máy động cơ điện 3 pha có thử nháp

Mạch điện này khá giống mạch điện khởi động động cơ điện ba pha bằng khởi động từ phía trên. Tuy nhiên trong mạch có sử dụng thêm bộ nút nhấn JOG (bao gồm 2 tiếp điểm thường đóng nối liên động với nhau). Bộ nút nhấn này có vai trò chính là cho phép chúng ta hoạt động động cơ trong chế độ đẩy liên tục, khiến động cơ khởi động và chạy, ngay khi thả nút động cơ sẽ dừng hoạt động.

cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Mạch điện mở máy động cơ điện 2 vị trí

Sơ đồ mạch điện mở máy động cơ điện 2 vị trí như sau:

Mạch mở máy động cơ lồng sóc qua cuộn kháng

Sơ đồ mạch điện như sau:

cach-doc-ban-ve-dien-cong-nghiep

Trong đó:

  • CD: Cầu dao đóng cắt mạch điện
  • CC1, CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển
  • T, N: Công tắc tơ khống chế chiều quay thuận và ngược
  • RTZ: Rơ le thời gian khống chế quá trình khởi động
  • K1: Công tắc tơ nối cuộn dây stato hình sao
  • K2: Công tắc tơ nối cuộn dây stato hình tam giác
  • RN: Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ

Mạch khởi động sao – tam giác

Mạch điện khởi động sao – tam giá là một trong những mạch phổ biến cho các động cơ có điện áp định mức hoạt động ở chế độ tam giác và thường được dùng khi động cơ cần khởi động dưới tải hoặc đối với các thiết bị nhẹ, với mục tiêu chính là giảm dòng điện khởi động cho động cơ.

cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Trong đó:

  • CD: Cầu dao đóng cắt mạch điện
  • CC1,CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển.
  • D: Các nút ấn dừng
  • MT, MN mở thuận và mở ngựơc
  • T và N: Công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược
  • RTZ : Rơle thời gian khống chế quá trình khởi động
  • K1: công tắc tơ nối cuộn dây stato hình sao
  • K2: CTT nối cuộn dây stato hình tam giác
  • Đ: Động cơ KĐB ba pha roto lồng sóc
  • RN: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ

Mạch đảo chiều động cơ điện ba pha

Trong đó:

  • CD: Cầu dao đóng ngắt mạch điện
  • CC1,CC2: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch động lực và mạch điều khiển
  • D, MT, MN: Các nút dừng, mở thuận và mở ngược
  • T, N Các công tắc tơ khống chế chiều quay động cơ
  • RN: Rơ re nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ

Hãm động năng

Trong đó:

  • CD: Cầu dao đóng cắt mạch điện
  • CC1,CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển
  • MT, MN : Nút ấn mở máy thuận, mở máy ngược
  • D: Nút ấn dừng hãm
  • T và N: Công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược
  • H và RTZ: Công tắc tơ và rơle thời gian khống chế quá trình hãm
  • BA và CL: Máy biến áp và bộ chỉnh lưu cấp nguồn một chiều cho quá trình hãm động năng.
  • Đ: Động cơ KĐB ba pharôto lồng sóc
  • RN: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ

Mạch điện tự động giới hạn hành trình

cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Mạch hãm ngược

Trong đó:

  • Đ: Động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc
  • CD: Cầu dao đóng cắt mạch điện
  • CC1,CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển
  • T và N: Các công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược
  • RKT và H: Rơle kiểm tra tốc độ và công tắc tơ khống chế quá trình hãm
  • RN : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ

Mạch điều khiển động cơ hai cấp tốc độ kiểu sao – tam giác kép

cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Trong đó:

  • CD: Cầu dao đóng ngắt mạch điện
  • CC1,CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển
  • D, MT, MN: Các nút dừng, mở thuận và mở ngựơc
  • M, MYY : Các nút nhấn chọn tốc độ cho động cơ
  • T và N: Các công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược
  • K1: Công tắc tơ nối cuộn dây Stato động cơ hình tam giác
  • K2, K3: Công tắc tơ nối cuộn dây Stato động cơ hình sao kép
  • RTr: Rơle trung gian đảm bảo trình tự chọn tốc độ trước khi chọn chiều quay ở thời điểm ban đầu.
  • RTZ và H: Rơle và công tắc tơ khống chế quá trình hãm động năng
  • BA và CL : Máy biến áp và bộ chỉnh lưu cấp nguồn một chiều cho quá trình hãm động năng
  • RN : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ
  • Đ: Động cơ KĐB ba pha hai cấp tốc độ

Mạch điện tự động chuyển nguồn điện cho động cơ

Mạch điện mở máy động cơ theo thứ tự

cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Mạch điều khiển một động cơ chạy tắt luân phiên

Mạch tự động đóng điện cho động cơ dự phòng

cách đọc bản vẽ điện công nghiệp

Trên đây dạy nghề Thanh Xuân đã tổng hợp và chia sẻ cùng bạn những bản vẽ, sở đồ mạch điện công nghiệp đơn giản và đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn đã hiểu rõ cách đọc bản vẽ điện công nghiệp, hiểu rõ vai trò, chức năng của từng thiết bị trong hệ thống hay chưa? Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, đừng quên liên hệ ngay cùng chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

 

Chia sẻ bài viết:

Đăng ký học

Xin vui lòng điền các yêu cầu vào form dưới đây và gửi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời ngay sau khi nhận được. Xin chân thành cảm ơn

Bài viết khác

HỘI THI ĐẦU BẾP TÀI BA...

HỘI THI ĐẦU BẾP TÀI BA CHÚC MỪNG CÁC EM HỌC SINH CỦA CHÚNG TA ĐÃ ĐẠT GIẢI TRONG HỘI THI" ĐẦU…....
Đọc thêm

ĐỘNG CƠ ACG...

ĐỘNG CƠ ACG Trong hệ thống “Idling stop”, một hệ thống đóng vai trò vô cùng quan trọng là hệ thống khởi…....
Đọc thêm
thiết kế thời trang cần học những gì
thiết kế thời trang cần học những gì

Thiết kế thời trang cần học những gì?...

Thiết kế thời trang cần học những gì? Bạn có đam mê với thời trang và có mong muốn theo học thiết…....
Đọc thêm
Học thiết kế thời trang có tương lai không
Học thiết kế thời trang có tương lai không

Học thiết kế thời trang có tương lai không?...

Bạn yêu thích thời trang và có mong muốn theo học thiết kế thời trang để có thể tự do sáng tạo…....
Đọc thêm