TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Việc lắp đặt mạng điện sẽ trở lên dễ dàng, kinh tế hơn và hiệu quả hơn khi ta thiết kế mạng điện trước khi lắp đặt. trình tự thiết kế mạng điện đươc tiến hành theo các bước sau
Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu sử dụng mạng điện
Việc xác định mục đích, yêu cầu tuỳ thuộc vào nhu cầu dòng điện, đặc điểm ngôi nhà và kinh tế của người sử dụng
Tính công suất yêu cầu của phụ tải đối với mạng điện
Để tính toán thiết kế mạng điện ta cần phải xác định nhu cầu sử dụng điện thực tế lớn nhất. việc tính tổng công suất yêu cầu của mạng điện dựa trên việc cộng số học công suất các phụ tải sẽ cho kết quả không đúng với thực tế sử dụng. việc thiết kế sẽ không kinh tế và không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Công suất yêu cầu của mạng điện phải xét đến các yếu tố sau
Khả năng phát triển thên nhu cầu dùng điện (vd sau này dùng thêm máy tính, điều hoà…)
Việc sử dụng không đồng thời của các phụ tải
Các phụ tải không làm việc hết công suất định mức
Công suất yêu cầu của phụ tải được tính như sau: Pyc = Pt.kyc
Pt: là tổng công suất định mức của các phụ tải
kyc: hệ số yêu cầu, biểu thị cho sự làm việc không đồng thời
Với mạng chiếu sáng ngoài trời, nhà ở diện tích nhỏ, chiếu sáng nơi công cộng, hội họp: kyc = 0,8 ÷ 1
Một số yêu cầu sử dụng mạng điện trong nhà
- Đạt tiêu chuẩn an toàn
- Sử dụng thuận tiện, dễ kiểm tra, sửa chữa
- Không ảnh hưởng giữa mạch chiếu sáng và các mạch điện cung cấp điện cho các thiết bị khác
Bước 2: Phương án thiết kế sơ đồ mạch điện
Thiết kế sơ đồ mạng điện theo kiểu phân nhánh từ đường dây trục chính
- Đặc điểm: Mỗi căn hộ có đường dây trục chính vào sau công tơ và áp tô mát. Đường dây chính này đi suốt qua các khu vực cần cung cấp điện, đến từng phòng hoặc khu vực cần cấp điện thì rẽ nhánh vào bảng điện nhánh để cung cấp cho phòng hoặc khu vực đó. Lần lượt như vậy cho tới cuối nguồn. những nguồn quan trọng, công suất lớn có thể đi dây riêng
- Ưu điểm: đơn giản trong thi công, sử dụng ít dây và thiết bị bảo vệ nên chi phí thấp
- Nhược điểm: do phân tán nhiều bảng điện nhánh làm ảnh hưởng đến yêu cầu mĩ thuật
Thiết kế sơ đồ mạng điện theo kiểu tập trung
- Đặc điểm: theo phương thức này, đường điện chính sau công tơ và áp tô mát sẽ được phân ra nhiều nhánh khác nhau. Mỗi nhánh đến từng tầng hay từng phòng trong căn hộ. trên mỗi đường dây nhánh đều có áp tô mát riêng phù hợp với nhánh đó
- Ưu điểm:
- Bảo vệ chọn lọc khi có sự cố chập điện, quá tải trong từng nhánh, không ảnh hưởng tới toàn bộ mạng điện
- Sử dụng thuận tiện, dễ kiểm tra, đảm bảo an toàn điện, đạt yêu cầu mĩ thuật
- Nhược điểm:
- Sử dụng nhiều dây và thiết bị nên chi phí cao
- Lắp đặt phức tạp, thời gian thi công lâu
Bước 3: Chọn dây dẫn và các thiết bị điện
Tiết diện dây
Tiết diện dây dẫn được tính theo cường độ dòng điện, dòng điện sử dụng để dây không quá nóng làm hỏng lớp cách điện gây sự cố. Dòng điện sử dụng có thể tính theo công thức hoặc tra bảng. sau khi tính được dòng điện sử dụng, ta đem so sánh với dòng điện cho phép của từng tiết diện dây dẫn để chọn tiết diện dây phù hợp Isd ≤ Icp
Tiết diện dây dẫn (mm2) |
Dòng điện liên tục cho phép lớn nhất trong dây dẫn (A) | ||
2 dây trong 1 ống | 3 dây trong 1 ống | 4 dây trong 1 ống | |
1 | 6 | 6 | 6 |
1,5 | 10 | 10 | 10 |
2,5 | 15 | 15 | 15 |
4 | 25 | 25 | 25 |
6 | 35 | 35 | 35 |
10 | 60 | 55 | 45 |
Bảng dòng điện cho phép của dây dẫn
Chiều dài dây dẫn
Được tính theo sơ đồ lắp đặt mạch điện và cộng thêm các mối nối dây dẫn (mỗi mối nối 100 mm)
Chọn cầu dao, áp tô mát
Điện áp của cầu dao, áp tô mát phải phù hợp với điện áp của mạng, dòng điện định mức lớn hơn dòng điện sử dụng liên tục
BÀI VIẾT THÁNG 03/2024 – THẦY BÙI NGỌC XẮC
* CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp