trungtamdaynghethanhxuan01@gmail.com

 

0987476688

Trang chủangle-rightTin tức ngànhangle-right
THIẾT BỊ ĐIỆN BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG

THIẾT BỊ ĐIỆN BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG

Tin tức ngành

angle-right
NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô TÔ
angle-right
NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
angle-right
NGHỀ ĐIỆN TỔNG HỢP
angle-right
NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
angle-right
NGHỀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN
angle-right
NGHỀ MAY THỜI TRANG
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN DÂN DỤNG
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN NƯỚC
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

THIẾT BỊ ĐIỆN BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG

Giới thiệu:

          Tủ lạnh làm việc càng tiện lợi, hiệu quả và an toàn phải có các thiết bị điện, bảo vệ và tự động. Giúp người sử dụng có nhiều phương án hơn khi thao tác, vận hành.

Mục tiêu:

          Phân tích được nguyên lý hoạt động và cấu tạo thiết bị điện, bảo vệ và tự động.

          Thuyết minh được nguyên lý hoạt động và cấu tạo thiết bị điện, bảo vệ và tự động.

          Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình.

          Đảm bảo an toàn.

Nội dung chính:

  1. Rơ le bảo vệ:

* Mục tiêu:

Phân tích được cấu tạo và chức năng của rơ le bảo vệ.

Phân tích được nguyên lý hoạt động của rơ le bảo vệ.

          Rơle bảo vệ hay còn gọi là rơle bảo vệ quá tải, rơle quá tải, rơle nhiệt hoặc thermic là thiết bị tự động ngắt mạch điện để bảo vệ động cơ khi quá tải.

          Trong động cơ, nhiệt độ cuộn dây không được lớn hơn khoảng 120oC. Khi đó lớp sơn cách điện bị cháy, các vòng dây bị chập mạch và bị cháy. Nhiệm vụ bảo vệ động cơ thực chất là bảo vệ cho nhiệt độ động cơ không được vượt quá nhiệt độ trên.

* Có 3 phương pháp bảo vệ động cơ là:

          – Dùng tiếp điểm thanh lưỡng kim hoặc thermistor gắn trực tiếp lên cuộn dây. Đây được đánh giá là phương pháp tốt nhất vì nó lấy tín hiệu bảo vệ trực tiếp là nhiệt độ của cuộn dây nhưng bất lợi cho blốc tủ lạnh vì khó bảo dưỡng, sửa chữa, mỗi lần sửa chữa phải bổ blốc.

          – Dùng tín hiệu dòng điện quá tải của động cơ (khi có dòng điện này có nghĩa nhiệt độ động cơ có thể vượt quá mức 120oC cho phép) kết hợp với nhiệt độ trên vỏ blốc để ngắt tiếp điểm lưỡng kim. Tuy không chính xác bằng phương pháp 1 nhưng phương pháp này tỏ ra có nhiều ưu điểm vận hành vì nằm ngoài máy nén nên dễ tháo ra bảo dưỡng, sửa chữa mà loại rơle này cũng rất cần bảo dưỡng sửa chữa định kì.

          – Phương pháp 3 giống phương pháp 2 nhưng chỉ dùng dòng điện quá tải làm tín hiệu ngắt tiếp điểm lưỡng kim, nên không hiệu quả bằng phương pháp 2.  

          Trong tủ lạnh thường sử dụng phương pháp 2 là dùng tín hiệu dòng quá tải kết hợp nhiệt độ vỏ blốc để bảo vệ động cơ.

1.1. Cấu tạo, hoạt động:

1.1.1. Cấu tạo:

 

Hình 1.4.b. Rơle bảo vệ

            1 – Dây nối, 2 – Chụp nối; 3 – Chốt tiếp điểm; 4 – Đầu cực

            5 – Tiếp điểm; 6 – Cơ cấu lưỡng kim; 7 – Điện trở; 8 – Thân; 9 – Vít

2.1.1. Nguyên lý hoạt động:

          Ở điều kiện động cơ và máy nén làm việc bình thường, dòng đi qua dây điện trở vừa phải, nhiệt sinh ra ở dây điện trở không đủ uốn thanh lưỡng kim nên tiếp điểm ở trạng thái đóng. Khi động cơ bị quá tải hay khi động cơ không khởi động được, dòng cao hơn bình thường, nhiệt sinh ra nhiều và nung nóng làm thanh lưỡng kim bị uốn cong, mở tiếp điểm, ngắt nguồn điện cung cấp cho động cơ, kịp thời bảo vệ động cơ khỏi bị cháy.

          Để đảm bảo độ lạnh cho buồng bảo quản, một vài phút sau thanh lưỡng kim phải đủ nguội để đóng mạch lại cho động cơ máy nén. Thời gian ngắt tiếp điểm khi quá tải và thời gian giữ tiếp điểm ở trạng thái ngắt được coi là đặc tính của rơle. Mỗi một kiểu động cơ phải có một rơle bảo vệ có đặc tính phù hợp.

2.1. Sửa chữa, thay thế:

Một số hư hỏng thường gặp:

* Hiện tượng:

Rơle bảo vệ tác động liên tục, máy đang chạy hoặc mới chạy nghe tiếng “tách”, máy ngừng. Sau một vài phút rơle nguội đi, tiếp điểm tự đóng lại, máy lại hoạt động và rơle lại tác động.

          Tùy theo các hư hỏng mà rơle tác động liên tục hoặc ngắt quãng. Khi thấy rơle tác động nhất thiết phải ngắt mạch điện để tiến hành kiểm tra blốc và rơle.

* Nguyên nhân, sữa chữa, thay thế:

Dùng ampe kế để đo dòng khởi động và làm việc của động cơ. Nếu thấy dòng làm việc bình thường thì chính rơle bảo vệ đã hỏng. Nên thay rơle mới cùng đặc tính là tốt nhất vì khi tiến hành sửa chữa một số đặc tính của rơle sẽ bị biến đổi. Các hỏng hóc của rơle có thể là tiếp điểm bị cháy, rỗ (phải sửa lại) gây tỏa nhiệt lớn hoặc thanh lưỡng kim bị hỏng, lão hóa hoặc nhũng (phải thay mới).

          Nếu dòng lớn hơn bình thường thì tác động của rơle là đúng và khi đó ta phải kiểm tra nguyên nhân dòng cao của máy nén như:

          Máy nén và dàn ngưng quá nóng.

          Điện thế quá thấp hoặc quá cao.

          Rơle khởi động đóng rồi không mở (cả hai cuộn có điện).

          Do cuộn dây khởi động hoặc làm việc trục trặc (chập dây).

          Do động cơ bị sát cốt, máy nén thiếu dầu bôi trơn.

          Nạp ga quá nhiều.

          Cân chỉnh ống mao bị sai…

3.1. Các bước và cách thức thực hiện công việc:

1.3.1. Thiết bị, dụng cụ, vật tư: 

(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV)

TT Loại trang thiết bị Số lượng
1 Rơ le bảo vệ tủ lạnh 10 chiếc
2 Máy nén tủ lạnh 10 bộ
3 Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng 10 bộ
4 Am pe kìm 10 bộ
5 Đồng hồ vạn năng 5 chiếc
6 Giẻ lau, dây điện, công tắc, áp tô mát 10 bộ
7 Xưởng thực hành 1

2.3.1. Qui trình thực hiện:

  1. Qui trình tổng quát:
 STT Tên các bước công việc Thiết bị, dụng cụ, vật tư Tiêu chuẩn thực hiện công việc Lỗi thường gặp, cách khắc phục
1 Kiểm tra rơ le bảo vệ – Rơ le bảo vệ tủ lạnh

– Đồng hồ vạn năng

– Ampe kìm

– Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục b1  Kiểm tra không đúng qui trình
2 Sữa chữa và thay thế nếu rơ le bị hư hỏng – Rơ le bảo vệ

– Dụng cụ điện, đồng hồ đo điện

 – Am pe  kìm

– Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng

– Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục b2 – Không thực hiện đúng qui trình, qui định;

– Không chuẩn bị chu đáo các dụng cụ, vật tư

3 Đấu vào sơ đồ có động cơ tủ lạnh (để kiểm tra lại rơ le bảo vệ)  – Động cơ tủ lạnh

– Rơ le bảo vệ

– Ampe kìm

– Đồng hồ vạn năng

 

Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục b3. Đấu vào sơ đồ không chính xác
4 Vận hành và kết luận – Ampe kìm

– Đồng hồ vạn năng, đồng hồ điện

– Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng

Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục b4 Bị sự cố khi vận hành do không đấu đúng sơ đồ
  1. Qui trình cụ thể:

b1. Kiểm tra rơ le bảo vệ

– Kiểm tra các rơ le bảo vệ có thông mạch hay không

– Kết luận rơ le còn sử dụng được hay không

b2. Sữa chữa và thay thế nếu rơ le bị hư hỏng

– Sữa chữa các rơ le bị hỏng nếu có thể và tiến hành kiểm tra lại trước khi sử dụng

– Tiến hành thay thế nếu không thể sữa chữa được nữa

b3. Đấu vào sơ đồ có động cơ tủ lạnh (để kiểm tra lại rơ le bảo vệ)

– Vẽ sơ đồ khởi động động cơ tủ lạnh có rơ le bảo vệ

– Kiểm tra lại sơ đồ trước khi vận hành

b4. Vận hành và kết luận

BÀI VIẾT THÁNG 08/2024– VŨ VĂN THÁI

* CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH
– Có ký túc xá cho học sinh ở xa
– Bộ đội xuất ngũ: giảm trực tiếp 3.000.000
– Công an xuất ngũ, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (hộ nghèo, mồ côi, khuyết tật, dân tộc thiểu số,…): giảm 10% đến 20% học phí
– Cam kết học sinh ra trường làm được nghề
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp
* HỒ SƠ NHẬP HỌC:
– Chứng minh thư (bản photo hoặc công chứng
– Giấy khai sinh ( (bản photo hoặc công chứng)
– 4 ảnh (3×4)
– Tiền học phí ngành muốn học
* ĐỊA CHỈ NHẬP HỌC:
Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Phòng Tuyển Sinh: 0987 47 66 88 – 0913 69 33 03- 02422 40 40 40

 

Chia sẻ bài viết:

Đăng ký học

Xin vui lòng điền các yêu cầu vào form dưới đây và gửi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời ngay sau khi nhận được. Xin chân thành cảm ơn

Tin tức mới nhất

MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở BÌNH NÓNG LẠNH, CÁCH KIỂM TRA VÀ SỬA...

MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở BÌNH NÓNG LẠNH, CÁCH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA HIỆN TƯỢNG 1: Cấp điện cho…....
Đọc thêm
INVERTER-PLC

SO SÁNH BIẾN TẦN VÀ KHỞI ĐỘNG MỀM...

SO SÁNH BIẾN TẦN VÀ KHỞI ĐỘNG MỀM             Cả biến tần và khởi động mềm đều cho phép giảm dòng khởi…....
Đọc thêm

MẠCH GPS TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG...

            MẠCH GPS TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Mạch GPS trên điện thoại là một phần của hệ thống định vị toàn…....
Đọc thêm

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU DAO XÉN MÁY VẮT SỔ...

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU DAO XÉN MÁY VẮT SỔ Dao xén máy vắt sổ có vai trò xén lớp vải dư thừa…....
Đọc thêm