PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TRỤC CAM CƠ CẤU PHỐI KHÍ ĐỐI VỚI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Đặt trục cam ở Động cơ đốt trong là một trong những nội dung nằm trong chương trình đào tạo kỹ thuật viên trung cấp ngành Công nghệ Ô tô. Để có tay nghề tốt, thực hành thành thạo đòi hỏi người Kỹ thuật viên phải nắm được nguyên lý làm việc của Động cơ đốt trong, hoạt động của cơ cấu phối khí và các thông số kỹ thuật của động cơ…
Trong quá trình làm việc, các chi tiết của cơ cấu phối khí có thể bị mòn, hỏng hoặc có sai lệch…dẫn đến sai lệch Góc pha phối khí của động cơ, làm cho động cơ khó khởi động, làm việc không ổn đinh, không phát huy được công suất của động cơ…
Vì vậy trong quá trình làm bảo dưỡng, sửa chữa Cơ cấu phối khí người kỹ thuật viên cần phải kiểm tra, đặt và điều chỉnh trục cam cơ cấu phối khí cho động cơ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Sau đây sẽ giới thiệu các phương pháp đặt trục cam cơ cấu phối khí ở động cơ đốt trong.
– Trục cam cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ đóng, mở xupáp đúng thời điểm (theo đúng góc phân phối khí của động cơ) và dẫn động một số bộ phận khác như bơm dầu nhờn, bơm nhiên liệu, bộ chia điện…
- Mục đích:
– Đặt trục cam cơ cấu phối khí đối với động cơ đốt trong nói chung được thực hiện bằng việc lắp đặt các bánh răng dẫn động từ trục khuỷu đến trục cam, sao cho sự đóng mở của xupáp đúng với hoạt động của piston, đúng góc pha phối khí theo thuyết minh kỹ thuật của động cơ.
- Yêu cầu:
– Trước khi đặt trục cam cơ cấu phối khí yêu cầu người kỹ thuật viên phải nắm được các thông số kỹ thuật của động cơ theo thuyết minh kỹ thuật.
Ví dụ:
Động cơ 4Ч– 8,5/11 góc phun sớm nhiên liệu q = 18 ¸28, góc mở sớm xupáp nạp a1 = 14 0 trước ĐCT, góc đóng muộn xupáp nạp a2 = 38 0 sau ĐCD, góc mở sớm xupápthải b1 = 340 trước ĐCD, góc đóng muộn xupáp thải b2 = 160 sau ĐCT.
– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, các trang bị cần thiết để tháo, lắp…
- Phương pháp đặt cam cơ cấu phối khí
Có 2 phương pháp: đặt cam có dấu và đặt cam không có dấu
- Đặt trục cam có dấu.
– Cách đặt này là căn cứ vào dấu ở bánh răng dẫn động, dấu này do nhà máy chế tạo đánh dấu khi lắp ráp (trước khi tháo ta phải quay trục khuỷu để các dấu trùng nhau) hoặc trước khi tháo chúng ta phải đánh dấu các vị trí ăn khớp.
– Khi đặt lại trục cam chúng ta phải lắp đặt cho đúng vị trí, các dấu của bánh răng từ trục khuỷu đến trục cam, cách này đơn giản, dễ thực hiện.
– Các dấu của bánh răng thường là dấu chấm (.) hoặc chữ (Õ), chữ (0), mỗi vị trí ăn khớp giữa hai bánh răng thường có 3 răng có dấu cách làm như sau:
1- Quay trục khuỷu theo chiều làm việc để piston máy số 1 lên điểm chết trên (ở thời điểm cuối kỳ xả – đầu kỳ hút). Dấu trên puly trục cơ hướng về phía có bánh răng trung gian.
2- Lắp trục cam vào vị trí của nó, xoay trục cam để bánh răng cam có dấu của bánh răng hướng về bánh răng trung gian.
3- Lắp bánh răng trung gian lựa cho các răng vào đúng khớp, đúng dấu Õ ºÕ, 0 º 0 sau đó cố định bánh răng lại.(còn loại không có bánh răng trung gian tương tự…)
– Trường hợp dẫn động bắng Xích hoặc Đai thì tiến hành lắp xích cam, đai cam vào đúng vị trí và dấu của nó.
– Quay trục khuỷu vài vòng để kiểm tra, nếu các dấu tiếp tục trùng nhau thì kết quả đặt cam đã đúng hoặc các dấu trên xích cam trùng với dấu bánh răng cam là ta đặt đúng.
b, Đặt trục cam không có dấu
– Loại có bánh răng trung gian
+ Xác định góc mở sớm xupáp nạp của động cơ theo thuyết minh kỹ thuật.
+ Quay trục khuỷu cho piston đi lên điểm chết trên (cuối kỳ xả, đầu kỳ hút) sau đó quay ngược chiều làm việc 1 góc bằng góc mở sớm xupáp nạp.
+ Lắp trục cam vào vị trí, xoay trục cam theo chiều làm việc cho tới khi thấy con đội xupáp nạp xi lanh số 1 chớm đi lên thì dừng lại.
+ Lắp bánh răng trung gian vào và cố định báng răng lại.
+ Quay trục khuỷu vài vòng kiểm tra kết quả đặt, nếu sai thì đặt lại.
– Loại không có bánh răng trung gian (loại này thường là động cơ diêden)
+ Xác định góc mở sớm xupáp nạp theo thuyết minh kỹ thuật của động cơ.
+ Quay trục khuỷu cho piston máy số 1 lên điểm chết trên (cuối kỳ xả, đầu kỳ hút), rồi quay ngược chiều làm việc của nó một góc bằng góc mở sớm xupáp nạp máy số 1.
+ Lắp trục cam vào vị trí, xoay trục cam cùng chiều làm việc, nhìn con đội của máy số 1, khi vấu cam nạp của máy số một chớm tỳ lên con đội (con đội chớm đi lên) thì dừng lại.
+ Lắp các bánh răng vào vị trí và cố định bánh răng lại.
+ Quay trục khuỷu để kiểm tra kết quả đặt.
- Cách kiểm tra
– Quay trục khuỷu theo chiều làm viêc và quan sat vấu cam nạp của máy số 1. Khi vấu cam bắt đầu tỳ vào con đội thì dừng lại.
– Kiểm tra vị trí ăn khớp của các bánh răng xem các dấu có trùng nhau không hoặc kiểm tra dấu trên bánh đà xem có đúng góc mở sớm xu páp nạp máy số 1 không. Nếu đúng thì kết quả ta đặt là đúng, còn sai thì ta phải kiểm tra và đặt lại.
- Phương pháp dẫn động trục cam.
– Khi động cơ làm việc, trục cam được trục khuỷu dẫn động bằng các phương pháp sau:
+ Dẫn động bằng bánh răng.
+ Dẫn động bằng Xích cam.
+ Dẫn động bằng Đai.
– Đối với động cơ bốn kỳ, 1chu trình công tác tương ứng với hai vòng quay của trục khuỷu, xu páp nạp và xu páp xả đều mở một lần. (trục cam quay được một vòng thì trục khuỷu quay 2 vòng). Do đó, đường kính bánh răng hoặc đĩa xích của trục cam phải lớn gấp hai lần so với đường kính bánh răng hay đĩa xích của trục khuỷu.
Chú ý: Trên bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu hoặc đĩa xích và xích thường có dấu ăn khớp, chỉ mối quan hệ làm việc giữa trục khuỷu và trục cam. Vì vậy, khi lắp ráp phải lắp đúng dấu để khỏi ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ.
Người viết bài – Cao Như Chu