MCCB
MCCB là thiết bị đóng cắt mạch điện 1 pha, 3 pha có tích hợp các tính năng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp, quá áp hoặc dòng điện rò….Hiện nay chúng được sử dụng khá phổ biến không những trong công nghiệp mà cả dân dụng. Nhưng để đọc được các thông số kỹ thuật cũng như việc lựa chọn sao cho phù hợp cần thiết cho mục đích sử dụng chúng thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ các thông tin mà chúng tôi biết để giúp các bạn tăng thêm hiểu biết về sản phẩm mà mình dùng.
-In là Dòng định mức 2,3,6,10,16,20,25….
Đây là dòng điện sẽ chạy qua tiếp điểm của MCCB trong thời gian dài( suốt thời gian làm việc). thường dòng này phải lớn hơn 1.2-1.5 lần dòng định mức tiêu thụ của tải.( Với các dòng định mức lớn của các CB lớn như MCCB, ACB thì dòng này sẽ đi kèm với các loại máy biến áp điện lực có công suất lớn tương ứng). -Icu là viết tắt của từ ultimated current có khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong 1 giây. Ví dụ nếu Icu=10KA thì tiếp điểm mà CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10KA trong 1 giây. – Ics Cũng có tính chất tương tự. -Service Breaking capacity (%Icu): đây là khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị đó, việc này lại chịu sự phụ thuộc vào từng nhà sản xuất khác nhau (điều này là do công nghệ của từng hãng sử dụng là khác nhau). -Characteritic cuver đây còn được gọi là đường cong chọn lọc của CB. Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn Cb ở vị trí nào trong hệ thống điện. Bạn cần phải tìm hiều thật kỹ các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này. -Số lần đóng cắt cơ khí cho phép (mechanical/electrical endurace): Các MCB có quy định đóng ngắt từ 7500 đến 10000 lần còn MCCB thì hơn 10000 lần, ACB chỉ trong khoảng 8000 lần tùy vào từng hãng. -Icw (rated short- time) withstand currtent thể hiện khả năng chịu dòng ngắn mạch của máy cắt do nhà sản xuất đưa ra ứng với một khoảng thời gian nhất định. |
![]() |
BÀI VIẾT THÁNG 09/2024 – THẦY PHẠM KHẮC KHƯƠNG
* CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp