CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH CỦA TỦ LẠNH
Tủ lạnh là thiết bị có hầu hết ở mọi gia đình để bảo quản thực phẩm lâu hỏng trong thời gian dài. Hãy cùng Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của tủ lạnh.
- Cấu tạo cơ bản của Tủ lạnh
Một tủ lạnh thông thường gồm 4 thiết bị chính:
Là dàn ngưng, máy nén (block), chất làm lạnh (gas), thiết bị tiết lưu, dàn bay hơi.
- Dàn ngưng:
Đây là một thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ngưng tụ với môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Dàn ngưng thực hiện nhiệm vụ chính là thải nhiệt của môi chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường . Chất liệu chế tạo ra dàn ngưng thường được làm bằng sắt, đồng , có cánh tản nhiệt. Thông thường dàn ngưng được lắp đặt một đầu được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu còn lại được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao.
- Máy nén (Block)
Tủ lạnh thường được trang bị loại máy nén 1 hoặc 2 pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong. Máy nén sẽ hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp. Và một nhiệm vụ chính nữa là nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.
- Thiết bị tiết lưu:
Nhiệm vụ: Điều chỉnh, duy trì môi chất đi qua, tạo sự chênh lệch về áp suất. Áp suất cao ở thiết bị ngưng tụ, áp suất thấp ở thiết bị bay hơi.
- Dàn bay hơi:
Dàn bay hơi của tủ lạnh được xem là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh , một bên là môi trường cần làm lạnh . Dàn bay hơi làm nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Thiết bị nóng được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu.
- Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Tủ lạnh sử dụng hơi nước khô để hấp thụ nhiệt. Tủ lạnh có cơ chế làm việc khá phức tạp vơi những cấu thành khác nhau , giữ vai trò quan trọng trong chu trình làm lạnh.
- Nguyên lý hoạt động của Tủ lạnh trải qua 4 bước:
+Bước 1: Nén khí gas tại máy nén:
Tủ lạnh có một máy nén dung để nén môi chất làm lạnh lên áp suất cáo và nhiệt độ cao, lúc này trạng thái môi chất ở thể khí.
+ Bước 2: Ngưng tụ tại dàn nóng:
Sau khi đi qua máy nén. Môi chất được đẩy tới dàn nóng, tại đây môi chất ở áp suất và nhiệt độ cáo được không khí làm mát và ngưng tụ thành thể lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp. Đồng thời đây cũng là nơi diễn ra quá trình quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ.
+ Bước 3: Giãn nở
Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị giãn nở (Van tiết lưu) dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
+ Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh
Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ để hóa hơi , trong quá trình hóa hơi môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh. Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu kì mới.
CHI TIẾT TẠI ĐÂY:
BÀI VIẾT THÁNG 12/ 2023 – THẦY TẠ XUÂN CHIẾN
* CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp