CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẦU CHÌ
1.Cấu tạo
Cầu chì là một loại khí cụ điện bảo vệ thiết bị điện không bị hư hỏng do dòng điện quá tải hay ngắn mạch gây nên.
Cầu chì gồm các bộ phận chính là vỏ cầu chì và ruột cầu chì
- Nguyên lý hoạt động
Khi mạch điện có hiện tượng ngắn mạch thì dòng điện qua dây chảy cầu chì tăng lên, nhiệt độ phát ra trên dây chảy rất lớn (đến mức làm nóng chảy dây chì) làm dây chì bị nóng chảy và bị đứt, cắt điện không cấp cho mạch điện, bảo vệ đường dây không bị dòng ngắn mạch chạy qua. Khi nối mạch điện cầu chì mắc nối tiếp với phụ tải và mắc vào dây pha
- Thông số kỹ thuật của cầu chì
– Điện áp định mức trên hai đầu cầu chì
– Dòng điện định mức qua vỏ và ruột cầu chì
Trong công nghiệp cầu chì thường chế tạo theo dòng điện tiêu chuẩn : 0.16, 0.25, 0.5, 1, 2,4, 6A,10A,15A, 20A, 30A, 45A, 60A, 80A,100A, 125A
- Tính chọn cầu chì
Điều kiện về điện áp:
UđmCC ≥ Unguồn
– Điều kiện về dòng điện làm việc bình thường:
IđmDC ≥ Itt
– Điều kiện về dòng điện khởi động :
Kmm: hệ số mở máy của động cơ. Kmm= (5 ¸7)Iđm với động cơ KĐB ba pha roto lồng sóc
α: Hệ số xét tới tình trạng khởi động của thiết bị: Với động cơ mở máy nhẹ hoặc mở máy không tải (máy bơm, máy cắt gọt kim loại), α = 2,5. Với động cơ mở máy nặng hoặc mở máy có tải (cần cẩu, cần trục, máy nâng), α= 1,6
Với động cơ ba pha, dòng tính toán chính là dòng định mức của thiết bị điện:
Trong đó:
+ Udm: điện áp dây bằng 380V
+ cosφ: Hệ số công suất thiết bị lấy theo thực tế
BÀI VIẾT THÁNG 7/2023 – THẦY NGUYỄN VĂN MẮN
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp