trungtamdaynghethanhxuan01@gmail.com

 

0987476688

Trang chủangle-rightTin tức ngànhangle-right
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG HỘP SỐ NGANG

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG HỘP SỐ NGANG

Tin tức ngành

angle-right
NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô TÔ
angle-right
NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
angle-right
NGHỀ ĐIỆN TỔNG HỢP
angle-right
NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
angle-right
NGHỀ MAY THỜI TRANG
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN DÂN DỤNG
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN NƯỚC
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
angle-right
NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG HỘP SỐ NGANG

Bên trong hộp số bao gồm:

1) Trục sơ cấp được truyền chuyển động từ trục khuỷu của động cơ. Trên trục sơ cấp hộp số có lắp các bánh răng số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 và bánh răng số lùi.

2) Bánh răng chủ động số 1, 2 và số lùi được kết nối cứng với trục sơ cấp của hộp số.

3) Bánh răng chủ động số 3, 4 và 5 chuyển động quay trơn trên trục sơ cấp của hộp số.

4) Trục thứ cấp của hộp số dùng để truyền chuyển động đến bộ truyền lực chính và bộ vi sai. Từ bộ vi sai, chuyển động được truyền đến bán trục để kéo hai bánh xe chủ động trước chuyển động.

5) Bánh răng bị động số 1, 2 và số lùi quay trơn trên trục thứ cấp hộp số. Bánh răng bị động số 3, 4 và 5 được kết nối cứng trên trục thứ cấp.

6) Các ống trượt gài số được bố trí trên trục sơ cấp và trục thứ cấp.

 

Hình 2: Các ống trượt gài số

1-Càng gài số No.1 (Số 1 và 2)               2-Trục càng gài số No.1 (Số 1 và 2)

3- Đầu càng gài số No.1 (Số 3 và 4)        4- Càng gài số No.2 (Số 3 và 4)

5- Trục càng gài số No.2 (Số 3 và 4)       6- Trục càng gài số No.3 (Số 5 và số lùi)

7) Truyền lực chính và bộ vi sai được bố trí bên trong hộp số.

8) Trục sơ cấp, thứ cấp và bộ vi sai chuyển động trên các vòng bi.

Khi gài số thì các ống trượt sẽ trượt trên then hoa của trục sơ và thứ để kết nối chuyển động từ trục sơ cấp đến trục thứ cấp.

Hình 3: Ống trượt đồng tốc

   

 

III. Nguyên lý hoạt động

  1. Tay số trung gian:

Ở tay số trung gian (Số 0) chuyển động từ trục khuỷu qua ly hợp sẽ làm cho trục sơ cấp hộp số chuyển động làm bánh răng chủ động số 1 và số 2 chuyển động theo. Do bánh răng bị động quay trơn trên trục thứ cấp hộp số. Vì thế không có mô men truyền cho truyền lực chính nên xe sẽ đứng yên khi động cơ đang nổ máy.

  1. Chuyển sang số 1
Hình 4. Hoạt động ở tay số 1

     Khi tay số được chuyển sang số 1 thì ống trượt trên trục thứ cấp được đẩy sang phải để liên kết với bánh răng bị động số 1. Chuyển động từ trục sơ cấp hộp số làm cho bánh răng chủ động số 1 kéo bánh răng bị động số 1. Bánh răng bị động số 1 truyền chuyển động cho ống trượt làm cho trục thứ cấp của hộp số chuyển động.

* Chú ý: Khi xe khởi hành, cần có công suất lớn, nên người ta sử dụng số truyền 1 có lực truyền động lớn nhất.

  1. Chuyển sang số 2

Nguyên lý làm việc tương tự số 1 nhưng ở trường hợp này ống trượt trên trục thứ cấp hộp số được đẩy sang trái ăn khớp với bánh răng bị động số 2.

  1. Chuyển sang số 3
Hình 5: Hoạt động ở tay số 3

Khi nguời lái xe chuyển sang tay số thứ 3, thì ống trượt giữa trên trục sơ cấp của hộp số được đẩy sang bên phải để kết nối với bánh răng chủ động số 3.

Chuyển động từ trục sơ cấp hộp số truyền đến ống trượt. Ống trượt kéo bánh răng chủ động số 3 làm bánh răng bị động số 3 quay theo. Do bánh răng bị động số 3 được kết nối cứng trên trục thứ cấp hộp số nên trục thứ cấp sẽ truyền chuyển động đến truyền lực chính, vi sai, các trục dẫn động và làm cho các bánh xe chủ động quay.

* Chú ý: Sau khi khởi hành, người ta dùng số 2 và số 3 để tăng tốc độ của xe.

Người ta dùng các số truyền này vì chúng có giới hạn tốc độ cao hơn số 1 và cần không nhiều lực truyền động

 

  1. Chuyển sang số 4

Khi tay số được chuyển sang số 4 thì ống trượt giữa được chuyển sang bên trái để kết nối với bánh răng bị động số 4.

Khi trục sơ cấp chuyển động làm cho ống trượt giữa chuyển động theo. Ống trượt sẽ kéo bánh răng chủ động số 4 quay và bánh răng chủ động số 4 truyền chuyển động đến bánh răng bị động số 4 làm cho trục thứ cấp của hộp số chuyển động. Mô men từ trục thứ cấp hộp số được truyền đến các bánh xe qua trung gian của truyền lực chính và bộ vi sai.

Quan sát trên hình vẽ chúng ta thấy kích thước của bánh răng chủ động và bị động ở tay số 4 là như nhau. Do vậy ở trường hợp này tốc độ chuyển động của trục thứ cấp bằng với trục sơ cấp của hộp số hay còn gọi là tay số truyền thẳng.

  1. Chuyển sang số 5

Số răng của bánh răng chủ động nhiều hơn bánh răng bị động, do vậy khi hộp số ở tay số 5 thì tốc độ của trục thứ cấp hộp số nhanh hơn tốc độ của trục sơ cấp. Đây chính là tay số có tỉ số truyền tăng.

Khi chuyển sang số 5 thì ống trượt bố trí bên trái của trục sơ cấp được kết nối với bánh răng chủ động số 5. Vì vậy, khi trục sơ cấp chuyển động thì ống trượt sẽ chuyển động theo và nó sẽ kéo bánh răng chủ động quay. Bánh răng chủ động số 5 sẽ truyền mô men đến bánh răng bị động số 5 để làm cho trục thứ cấp của hộp số chuyển động.

 

* Chú ý: Khi xe chạy ở tốc độ cao, người ta dùng các số 4, số 5 để tiếp tục tăng tốc độ của xe. Việc sử dụng các số truyền với lực truyền động nhỏ và hạ thấp tốc độ của động cơ sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

  1. Chuyển sang số lùi
 

 

          Hình 7: Hoạt động ở vị trí tay số lùi

BÀI VIẾT THÁNG 05/2024 – THẦY TRẦN XUÂN QUỲNH
* CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH

– Có ký túc xá cho học sinh ở xa
– Bộ đội xuất ngũ: giảm trực tiếp 3.000.000
– Công an xuất ngũ, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (hộ nghèo, mồ côi, khuyết tật, dân tộc thiểu số,…): giảm 10% đến 20% học phí
– Cam kết học sinh ra trường làm được nghề
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp
* HỒ SƠ NHẬP HỌC:
– Chứng minh thư (bản photo hoặc công chứng
– Giấy khai sinh ( (bản photo hoặc công chứng)
– 4 ảnh (3×4)
– Tiền học phí ngành muốn học
* ĐỊA CHỈ NHẬP HỌC:
Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Phòng Tuyển Sinh: 0987 47 66 88 – 0913 69 33 03- 02422 40 40 40

 

Chia sẻ bài viết:

Đăng ký học

Xin vui lòng điền các yêu cầu vào form dưới đây và gửi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời ngay sau khi nhận được. Xin chân thành cảm ơn

Tin tức mới nhất

ỨNG DỤNG CỦA CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI...

ỨNG DỤNG CỦA CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI Cảm biến hồng ngoại được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau…....
Đọc thêm

ĐỐI ĐẦU SUY THOÁI KINH TẾ: HỌC THÊM NGHỀ MAY – BƯỚC ĐI KHÔN NGOAN...

ĐỐI ĐẦU SUY THOÁI KINH TẾ: HỌC THÊM NGHỀ MAY – BƯỚC ĐI KHÔN NGOAN Nội dung: Kinh tế toàn cầu đang…....
Đọc thêm

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG HƯ HỎNG Ở MÁY GIẶT. CÁCH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA...

MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG HƯ HỎNG Ở MÁY GIẶT. CÁCH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA Hiện tượng 1. Máy vẫn quay giặt…....
Đọc thêm

HIỆN TƯỢNG DÒ DẦU TRÊN MÁY VẮT SỔ. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC...

HIỆN TƯỢNG DÒ DẦU TRÊN MÁY VẮT SỔ. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Đa số trên thị trường và trong…....
Đọc thêm