Cấu tạo, hoạt động của máy nén
* Máy nén:
– Máy nén kín sử dụng trong điều hòa dân dụng thường có 3 loại: máy nén piston, máy nén roto, máy nén xoắn ốc.
– Máy nén máy điều hòa không khi cửa sổ thường là dạng máy nén piston kiểu kín.
* Cấu tạo:
* Nguyên lý hoạt động:
Khi cấp nguồn cho máy nén, roto quay biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xylanh thông qua thanh truyền. Khi piston dịch chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, van hút mở, van đẩy đóng hơi được hút vào trong khoang xylanh, khi piston dịch chuyển đến điểm chết dưới đến cả hai van đều đóng, piston dịch chuyển đến điểm chết trên hơi bị nén và van đẩy mở để đẩy hơi ra ngoài.
2.2.1. Chạy thử:
– Cấp nguồn cho máy nén hoạt động
– Khi cho máy nén hoạt động nhớ cặp ampe kìm vào để khảo sát dòng làm việc của máy nén
2.2.2. Đánh giá chất lượng động cơ:
* Phần cơ cần đạt các yêu cầu sau:
– Máy chạy êm, không ồn, không rung, không có tiếng động lạ.
– Có khả năng hút chân không cao, Có khả năng nén lên áp suất cao.
– Các clapê hút và đẩy phải kín, không đóng muội.
– Khởi động dễ dàng.
* Phần điện cần đạt các yêu cầu:
– Các cuộn dây làm việc bình thường, an toàn.
– Thông mạch các cuộn dây: Đảm bảo các chỉ số điện trở của các cuộn dây
– Đảm bảo độ cách điện giữa vỏ và các cuộn dây, kiểm tra bằng megaôm, độ cách điện phải đạt 5MΩ trở lên.
* Kiểm tra phần điện:
– Dùng đồng hồ VOM kiểm tra cuộn dây của máy nén: đo điện trở cuộn dây đề và cuộn dây chạy
– Kiểm tra cách điện của bộ dây quấn: sử dụng đồng hồ MΩ đặt ở thang đo điện trở một que vào một trong 3 cọc CSR của lốc que còn lại đặt vào phần vỏ máy hoặc ống đồng nếu thấy kim MΩ dịch chuyển về 0 thì kết luận lốc đã bị rò.
– Kiểm tra khả năng khởi động của động cơ: cho lốc hoạt động nén đến áp suất 50 PSI rồi ngừng máy giữ nguyên áp suất cho block nén tiếp lên 100 PSI rồi ngừng máy, giữ nguyên áp suất cho lốc tiếp tục hoạt động nén tiếp lên áp suất 200PSI rồi ngừng máy. Nếu trong các lần dừng máy và chạy lại mà lốc vẫn khởi động tốt thì lốc tốt và ngược lại nếu sau mỗi lần ngừng máy mà block không khởi động được thì block không sử dụng được.
– Kiểm tra dòng làm việc của block
* Kiểm tra phần cơ:
* Kiểm tra phần cơ block đầu đẩy:
* Kiểm tra phần cơ block đầu hút:
* Kiểm tra và thay dầu bôi trơn:
- a) Mục đích:
– Dầu dùng để bôi trơn các bề mặt ma sát giữa các chi tiết chuyển động.
– Làm mát máy nén và động cơ bằng cách tải nhiệt bên trong từ các bề mặt ma sát truyền ra vỏ blốc để thải ra không khí.
b)Yêu cầu dầu nạp:
– Đúng chủng loại dầu, dầu có độ nhớt thích hợp.
– Dầu phải tinh khiết không lẫn cặn bẩn và hơi nước.
– Lượng dầu phải vừa đủ, nếu thiếu ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn, nếu thừa dầu dễ sủi bọt và bị hút vào xilanh làm máy nén làm việc nặng nề, các dàn trao đổi nhiệt dễ bị bám dầu.
– Không pha trộn dầu khác loại nhất là khi nạp bổ sung vì như vậy dầu dễ bị biến chất, tạo cặn, hóa bùn.
- c) Thao tác:
– Dùng ống nhựa cao su gắn vào đầu hút phụ của máy nén, đầu hút còn lại ta khóa chặt lại
– Cho 1 đầu vào trong bình nhớt.
– Cho máy hoạt động.
– Khi máy hoạt động dùng tay bịt kín đầu nén lại thỉnh thoảng hé mở cho hơi máy nén phun lên tay.
– Nếu thấy hơi sương của nhớt thì ta đã nạp đủ dầu.
– Nếu thấy hạt sương quá lớn thì lượng nhớt dư.
– Nếu không có nhớt phun sương thì nhớt thiếu
* Chú ý:
– Nạp hay đổ dầu ra đều tiến hành ở đầu hút
– Thay dầu bôi trơn là một việc hết sức quan trọng khi ta tiến hành thay bloc hoặc nạp môi chất mới cho máy mà máy không còn nhãn mác.
* Để kiểm tra sự hoàn thiện của động cơ:
Cho máy nén chạy thật nóng, sau đó tăng áp suất đầu đẩy lên 14bar (200PSI), cho dừng máy nén, giữ nguyên áp suất và cho khởi động lại ngay. Máy nén phải khởi động lại được ngay. Nếu không khởi động lại được, có thể do trục trặc về điện hoặc cơ. Riêng về cơ, gối trục có thể bị mòn hoặc trục cơ bị vênh, chỉ bổ block ra mới xác định được chính xác.
BÀI VIẾT THÁNG 07/2024– VŨ VĂN THÁI
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp