CÁC KHÓ KHĂN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHÀNH MAY MẶC VIỆT NAM QUÝ III / 2024
Xuất khẩu dệt may Việt Nam đang đứng top 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh, song ngành dệt may lại đang phải chịu áp lực cạnh tranh vô cùng lớn. Đối với Bangladesh – quốc gia đứng top 2 thế giới về xuất khẩu dệt may – thì ưu thế của quốc gia này là nhân công và các chính sách về thuế của Bangladesh cũng ưu đãi cho doanh nghiệp dệt may. Còn vị trí thứ nhất là Trung Quốc. Mỗi năm quốc gia này xuất khẩu trên dưới 300 tỷ USD (gấp 8 lần Việt Nam khi chúng ta chỉ vào khoảng 40,3 tỷ USB ).
Để tăng cạnh tranh cho sản phẩm dệt may Việt Nam, cũng như gia tăng xuất khẩu, cách duy nhất là phải tạo ra giá trị cao hơn cho sản phẩm. Cách mà ngành dệt may Việt Nam cần làm là tăng giá trị sản phẩm là thông qua đầu tư máy móc thiết bị, con người và nguyên liệu. Chỉ có sự kết hợp của thợ lành nghề cộng với máy móc công nghệ hiện đại mới tạo ra đột phá cho nghành may mặc nước ta trong năm 2024.
Bên cạnh định hướng phát triển nhu cầu tuyển dụng việc làm nghành may mặc cũng đang gia tăng. Các nhà máy tại 6 địa phương phía Bắc tham gia phiên giao dịch việc làm ngày 25/7 cần tuyển dụng hàng chục nghìn công nhân điện tử, công nhân may và sản xuất. Đây là cơ hội cho nhiều lao động đang tìm kiếm việc làm…
BÀI VIẾT THÁNG 07/2024 – THẦY NGUYỄN ĐĂNG HÙNG
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp