AN TOÀN ĐIỆN TRONG NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
Trong một điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện yếu tố vật chất có nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đó là:
- Yếu tố vật lý, nhiệt độ, tiếng ồn, bụi
- Yếu tố hoá học như chất độc hại, hơi, khí độc, chất phóng xạ
- Yếu tố sinh vật, vi sinh vật
- Yếu tố về tư thế lao động, không gian làm việc, vệ sinh môi trường
- Tai nạn điện
Xảy ra rất nhanh và nguy hiểm thường do các nguyên nhân sau:
- Không cắt điện trước khi sửa chữa đường dây và các thiết bị điện đang nối với mạch điện
- Do chỗ làm việc chật hẹp, người làm vô ý chạm vào vật mang điện
- Do sử dụng đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại đã bị hỏng cách điện
- Vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
- Đến gần nơi dây điện đứt xuống đất.
- Các nguyên nhân khác
Do trong nghề điện dân dụng đôi khi còn phải làm việc trên cao, thực hiện các thao tác cơ khí như khoan, đục do đó cần phải thực hiện an toàn lao động
- Một số biện pháp an toàn lao động trong nghề ĐDD
- Biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện
- Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị điện
- Sử dụng điện áp thấp, biến áp cách ly
- Sử dụng những biển báo, tín hiệu nguy hiểm
- Sử dụng các phương tiện phòng hộ an toàn
- Cắt cầu dao điện khi thực hiện công việc sửa chữa
- Luôn cẩn thận khi làm việc với mạng điện
- Sử dụng các dụng lao động đúng tiêu chuẩn
- Trường hợp phải thao tác khi có điện cần phải thận trọng và sử dụng vật lót cách điện
- Nối đất bảo vệ
Tác dụng bảo vệ: Giả sử thiết bị có dòng điện. Điện từ vỏ sẽ theo hai đường truyền xuống đất qua người và qua dây nối đất. Vì điện trở thân người lớn hơn điện trở dây nối đất rất nhiều nên dòng điện In qua người sẽ nhỏ không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
BÀI VIẾT THÁNG 02/2024 – THẦY BÙI NGỌC XẮC
* CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp