Top món ăn đặc sản Tây Bắc
Ẩm thực vùng cao Tây Bắc luôn khơi gợi một niềm cảm hứng mãnh liệt cho mọi du khách bởi sự độc đáo của các đặc sản trứ danh. Từ nguyên liệu, cách chế biến đến hương vị của các món ăn vùng Tây Bắc đều không thể lẫn vào đâu được. Không gian ẩm thực nơi đây là sự giao thoa văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số miền cao như: người Tày nổi tiếng với “thắng cố”; người H’Mông thì tự hào với món “mèn mèn” hay người Thái được du khách biết đến là quê hương của món cá nướng “pa pỉnh tộp”… Phong vị dân dã, chắt chiu tinh hoa trời đất trong từng nguyên liệu chính là yếu tố làm nên nét độc đáo cho từng món ăn vùng Tây Bắc. Từ những hương vị đậm chất núi rừng, du khách sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn sự phong phú, đa màu sắc của văn hóa nơi miền ngược.
Đặc trưng của các món ăn Tây Bắc
Món ăn đặc sản Tây Bắc nổi tiếng như thế nào? Đó là câu hỏi mà nhiều người sẽ có cho mình kh du lịch ở vùng núi cao trùng điệp này. Tây Bắc là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, từ người Việt, người Thái, người Mông, người Dao, đến người Tày, Nùng, Giáy… Mỗi dân tộc lại có riêng cho mình một nét ẩm thực độc đáo với các món ăn đặc trưng, phản ánh bản sắc và phong cách sống của họ. Các đặc sản nổi tiếng của Tây Bắc có thể kể đến như: cơm lam, thịt trâu gác bếp, thắng cố, mèn mén, xôi nếp nương, bánh dày… đều có hương vị đậm đà, hấp dẫn và mang rõ chất hoang dã của miền sơn cước.
Ăn món Tây Bắc không chỉ là thưởng thức hương vị, mà còn để cảm nhận được tình cảm, sự hiếu khách và thân thiện của người dân nơi đây. Đặc sản Tây Bắc sẽ luôn là một phần không thể thiếu trong bản đồ ẩm thực.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món ăn thường thấy ở vùng núi Tây Bắc
Món thịt khô quánh, bên ngoài đen màu tro than, bên trong đỏ ửng, thoang thoảng mùi khói đã trở thành đặc sản gắn liền với những địa phương Tây Bắc.
Đây là một kiểu chế biến thịt trâu của người vùng cao, bằng cách để thịt phơi khô trên những mái nhà tranh, sát với bếp lửa. Thịt trâu gác bếp có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt đậm đà và dai dai. Món ăn này thường được dùng với cơm nếp, rau sống và mắm tôm. Ngoài thịt trâu thì người dân còn đem thịt bò, thịt heo rừng hay ốc sông gác bếp, cũng tạo nên vô số những món ăn đậm đà hương vị núi rừng.
Lợn cắp nách
Thịt lợn cắp nách (hay còn gọi lợn Mường Sapa) là một đặc sản vùng cao nổi tiếng của Tây Bắc. Món ăn này được làm từ thịt của giống lợn lai giữa lợn rừng và rừng Mường. Tên gọi “thịt lợn cắp nách” cũng xuất phát từ việc giống lợn này có kích thước nhỏ, được nuôi thả rông, sau đó được người dân bỏ gùi, túi xách hoặc thậm chí cắp nách để đến phiên chợ mua bán, trao đổi.
Thịt lợn cắp nách nổi tiếng thơm, chắc, nhiều nạc, có thể chế biến thành nhiều món như: nướng (phần thịt vai), hun khói, giả cầy (thịt thủ, nầm bụng), om, lòng dồi, luộc, hấp, sườn nấu canh…
Nậm Pịa
Nậm Pịa là đặc sản Tây Bắc thách thức sự dũng cảm của người ăn
Đây là món ăn truyền thống của dân tộc Thái vùng Tây Bắc, đồng thời cũng là đặc sản thách thức sự can đảm của nhiều du khách.
Nậm hoặc nặm trong tiếng Thái có nghĩa là “nước”. Còn pịa để chỉ chất sền sệt trong ruột non của động vật có thể là bò, dê, trâu… Món ăn này được chế biến bằng cách ninh nhừ với các loại nội tạng của động vật như tiết, lòng, dạ dày, tim, gan, phèo phổi thập cẩm phế lù… sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Món nậm pịa khá khó ăn cho những người mới lần đầu thưởng thức nhưng lại rất tốt cho dạ dày, giải nhiệt và có lợi cho tiêu hóa.
Thắng cố ngựa
Chảo thắng cố ngựa nghi ngút khói là hình ảnh quen thuộc trong các chợ phiên Tây Bắc
Thắng cố ngựa là đặc sản của người H’mông, Tày, Nùng vùng Tây Bắc, nổi tiếng là món ăn không thể vắng mặt trong những bữa ăn vùng cao.
Đặc sản này thường xuất hiện ở những khu chợ phiên, với nguyên liệu chính là thịt ngựa được chế biến vô cùng đặc biệt. Thịt sau khi sơ chế sạch sẽ được tận dụng tất cả các bộ phận như lòng, tim, gan, phổi, tiết, thịt… đến xương để ninh nhừ cùng các loại rau củ như măng, khoai mì, nấm và 12 loại thảo mộc núi rừng Tây Bắc.
Tất cả hòa quyện tạo nên hương vị rất riêng cho món thắng cố: đậm đà của nước dùng, béo bùi của thịt ngựa và hương thảo mộc nồng nàn. Cách nấu món thắng cố ngựa có thể khác nhau tùy theo từng vùng, có nơi còn dùng thịt bò, thịt trâu để thay thế.
BÀI VIẾT THÁNG 09/2024 – THẦY LẬP
* CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH
– Có ký túc xá cho học sinh ở xa
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp