TỤ ĐIỆN CAO ÁP VÀ CÁCH KIỂM TRA
Tụ cao áp trong lò vi sóng
Trong lò vi sóng sử dụng tụ điện có giá trị điện dung 0.9µF – 1.05 µF tùy theo nhà sản xuất. Tụ có điện áp chịu đựng cao 2100V đây là tụ không phân cực. Các bạn dùng đồng hồ đo điện dung và nội trở thì chính xác. Dùng đồng hồ kim thì 1 que đo cố định vào vỏ của tụ que đo còn lại đo lần lượt từng chân của tụ. Nếu một trong 2 chân của tụ bị thông ra vỏ của tụ thì tụ đã hỏng cần thay mới.
Tụ cao áp trong lò vi sóng
– Khi tụ bị chập ra vỏ thì bị đứt cầu chì hoặc lò vi sóng vẫn chạy nhưng có tiến gừ kêu rất to. Thức ăn sẽ không nóng.
– Khi thay thế tụ thì quay chiều nào cũng được. Vì đây là loại tụ không phân cực. Không phân biệt cực (+ -).
* Các hư hỏng thường gặp:
– Tụ bị giảm trị số điện dung: Khi điện dung của tụ bị giảm thì lò vi sóng có hiện tượng nóng chậm, ta có thể dùng đồng hồ để đo giá trị điện dung của tụ như sau. Đặt đồng về thang đo điện dung, đặt hai đầu que đo vào hai chân của tụ điện sau đó đọc giá trị điện dung trên đồng hồ, nếu giá trị điện dung nhỏ hơn giá trị ghi trên tụ là tụ đã bị giảm trị số điện dung và ta phải thay tụ mới. Nếu dùng đồng hồ chỉ thị kim ta để đồng hồ về thang x10k để đo độ phóng nạp của tụ và so sánh với tụ mới, nếu kim lên yếu hơn so với tụ mới thì tụ bị khô và ta cần phải thay tụ mới.
Đo điện dung của tụ
– Tụ bị rò ra vỏ: Để kiểm tra ta để đồng hồ ở thang đo x10K một đầu que đo đặt vào một chân tụ, một đầu que đặt vào vỏ, nếu kim lên là tụ bị rò, ta cần thay tụ mới.
– Tụ bị chập: Để kiểm tra ta để đồng hồ ở thang đo x10K hai đầu que đo đặt vào hai chân tụ, nếu kim lên và không trở về là tụ bị chập, ta cần thay tụ mới.
Nhanh tay đăng kí khóa học sửa chữa điện dân dụng của trung tâm giáo dục nghề nghiệp Thanh Xuân số 1 Xa La để có nhiều kiến thức hữu ích trong công việc nhé!
Chi tiết tại đây:
BÀI VIẾT THÁNG 12/2023 – THẦY BÙI NGỌC XẮC
* CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỌC SINH
– 100% học sinh được giới thiệu việc làm miễn phí sau khi tốt nghiệp