Bài học thực hành sử dụng đồng hồ vạn năng

24/11/2017 10:34

Bài học Cách sử dụng Đồng Hồ Vạn Năng

 Thiết bị đo trong kỹ thuật điện tử là các đồng hồ đo dòng điện, điện áp, công suất, dạng sóng, dạng tín hiệu,....
 Thực tế thiết bị đo dòng điện, điện áp, trị số điện trở đ­ược thết kế chung nhau trong một đồng hồ và gọi là đồng hồ vạn năng.
Ký hiệu là VOM có nghĩa là :
                        V: Voltage
                        O: Ohm (W)
                        M: mili ampe
ÞĐồng hồ để đo điện áp, điện trở và c­ường độ dòng điện.
Đồng hồ VOM có thể là loại cơ khí, hoặc điện tử.

                
                                                                                  Ảnh đồng hồ cơ Model XY960TR        

* Cách đo: 
Trước khi đo ta phải chuẩn đoán hay ước lượng điện áp sắp phải đo là bao nhiều volt rồi sau đó đặt đồng hồ về vạch đo ACV tương ứng để đo. Nếu không biết ta đặt đồng hồ về thang đo lớn nhất để tránh hỏng cho đồng hồ khi đo ở điện áp cao, ở thang đo này khi đo nếu thấy kim chỉ giá trị nhỏ thì ta vặn đồng hồ về thang đo giảm dần.
Khi đo ta chỉ việc đặt hai que đo vào hai cực ( hai pha ) của nguồn điện xoay chiều mà không cần phải phân biệt que đo.
* Cách đọc kết quả:
Ta đọc kết quả ở nấc thang thứ hai từ trên cùng của đồng hồ xuống có ký hiệu là ACV với 3 dạy số như sau:
- Dãy số thứ 1: đánh thứ tự từ 0 ÷ 10 dùng để đọc kết quả cho vạch 10 và vạch 1000.
+ Đối với vạch 10 kết quả đọc được trên đồng hồ ta lấy nguyên giá trị.
+ Đối với vạch 1000 kết quả đọc được trên đồng hồ ta nhân thêm với 100 thì ra được kết quả cần đo.